Dạy văn hóa kết hợp học nghề
Dạy văn hóa kết hợp dạy nghề ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) được xem là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phân luồng học sinh sau THCS.
Trung tâm GDNN-GDTX các địa phương đã liên kết dạy văn hóa kết hợp dạy nghề, tập trung các nghề: kỹ thuật xây dựng, thú y, công nghệ thông tin…
Đáp ứng nhu cầu của một bộ phận học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có mong muốn vừa học văn hóa, vừa học nghề, các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động phối hợp với các trường trung cấp, cao đẳng để liên kết mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu. Với lợi thế sau 3 năm học, khi tốt nghiệp, học viên được thi tốt nghiệp để lấy bằng THPT và được cấp bằng trung cấp, có cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.
Em Ngô Thanh Ngân, học sinh lớp 11 tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Học hết lớp 9, thấy khả năng không theo nổi chương trình học ở các trường THPT, em đã đăng ký tiếp tục học văn hóa tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện. Tại đây, em còn được các thầy cô tư vấn hình thức vừa học văn hóa kết hợp học nghề. Thời gian học của em được sắp xếp khoa học buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học nghề. Trong các buổi học nghề luôn được xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành giúp em nắm chắc nội dung bài học”. Ngoài học văn hóa THPT lớp 11, hiện Ngân cũng đang học năm thứ 2 nghề thiết kế & quản lý website của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang.
Đối với học viên đã tốt nghiệp THCS khi tham gia học nghề, sẽ được miễn hoàn toàn chi phí học tập, còn các đối tượng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách cũng được miễn học phí học các môn văn hóa. Chính vì vậy, những lớp học này, đã góp phần giúp các học viên có hoàn cảnh khó khăn, học viên có nguyện vọng đi làm sớm định hướng được nghề nghiệp trong tương lai. Phạm Minh Thắng, học viên lớp 10 tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Châu Thành, tâm sự: “Hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, nên em đã đăng ký học theo chương trình văn hóa kết hợp học nghề chế biến và bảo quản thủy sản. Học theo chương trình này, em vừa có cơ hội thi lấy bằng tốt nghiệp THPT, vừa có bằng trung cấp nghề sẽ thuận lợi để xin làm công nhân cho các doanh nghiệp ở địa phương. Em thấy với mô hình này, giúp em không phải mất thêm thời gian học nghề sau khi có bằng tốt nghiệp THPT”.
Thời gian qua, việc kết hợp dạy văn hóa và dạy nghề đã từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực trên địa bàn tỉnh đặc biệt giải quyết tình trạng thiếu nhân lực cho các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Phát huy ưu điểm của mô hình này, các trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực vào đầu tư trang thiết bị dạy học, tích cực định hướng và khuyến khích các em học sinh học nghề. Ông Lê Văn Mai, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Mô hình dạy văn hóa kết hợp dạy nghề, được trung tâm đẩy mạnh thực hiện trong khoảng 5 năm nay. Tham gia lớp học, các học viên vừa được học kiến thức văn hóa bậc THPT trong 3 năm, vừa được đào tạo nghề khoảng 2 năm ở các nghề trung cấp theo nhu cầu như: điện công nghiệp, thú y, công nghệ thông tin… Dù đây không phải là hình thức mới, nhưng thời gian qua, mô hình này đã góp phần rút ngắn thời gian học cho học sinh”.
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phụng Hiệp đang phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, mở 3 lớp vừa học văn hóa vừa học trung cấp nghề cho 80 học viên. Để đảm bảo không gây quá tải cho học sinh khi học song song hai chương trình, giữa trung tâm và trường cao đẳng đã linh hoạt trong xây dựng nội dung, chương trình, xếp thời khóa biểu hợp lý.
Cũng nhận thấy việc dạy văn hóa kết hợp dạy nghề góp phần nâng cao trình độ văn hóa, vừa củng cố tay nghề cho người lao động, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Vị Thủy, đã tập trung tư vấn để tất cả học sinh theo học văn hóa tại trung tâm đều tham gia học nghề. Ông Lý Minh Tâm, Giám đốc trung tâm, cho biết: “Xác định việc dạy văn hóa kết hợp dạy nghề, là đào tạo người lao động vừa có kiến thức vừa có kỹ năng nghề, đây là nhu cầu hiện nay của xã hội. Vì vậy, để thu hút học viên tham gia học ngay từ khâu phân luồng, hướng nghiệp chúng tôi đã đẩy mạnh tư vấn ngay cả trong học sinh và phụ huynh. Chúng tôi cũng giải thích rõ mặc dù chương trình học song song giữa hai chương trình có thể nặng nề hơn, nhưng qua đây sẽ giúp người học có thể sớm tự lập và có trách nhiệm hơn với bản thân”.
618 học viên đang học văn hóa kết hợp học nghề Trung tâm GDTX tỉnh có 3 lớp, với 78 học viên; Trung tâm GDNN-GDTX huyện Vị Thủy 10 lớp, với 218 học viên; Trung tâm GDNN-GDTX thị xã Long Mỹ 1 lớp, với khoảng 10 học viên; Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phụng Hiệp 3 lớp, với hơn 80 học viên; Trung tâm GDNN-GDTX huyện Châu Thành 8 lớp, với 112 học viên; Trung tâm GDNN-GDTX huyện Châu Thành A 3 lớp, với 80 học viên; Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Ngã Bảy 1 lớp, 40 học viên. |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN
Chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nữ công
Phụ đạo đúng cách, học sinh tiến bộ
Tỷ lệ học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày tăng lên
- Thị xã Ngã Bảy: Nhiều học sinh bị ngộ độc sau khi uống sữa
- Công ty Bảo Việt Nhân thọ Hậu Giang: Chi trả hơn 1 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng gặp rủi ro
- Cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo”, giai đoạn 2017-2020
- Giải pháp giúp hạn chế xơ đen trên mít
- Mua bảo hiểm y tế bao lâu mới nhận được thẻ?
- THÔNG BÁO TUYỂN LAO ĐỘNG
- Di tích Chìa Khóm
- THÔNG BÁO TUYỂN LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠICÔNG TY TNHH LẠC TỶ II
- Thành phố Vị Thanh: Tổng kết thực hiện chiến lược dân số - sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020
- Sơ đồ đường chạy của giải “Mekong Delta Marathon” Hậu Giang 2020
Hậu Giang kiểm soát tốt dịch Covid-19
Nhộn nhịp chợ 30 Tết
Hoa, kiểng ra chợ tết
Mùa nước nổi kém sôi động
Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
Nhiều công trình, phần việc chào mừng Ngày truyền thống Mặt trận
Mekong delta marathon Hậu Giang 2020: Độc đáo, lạ mắt qua từng góc nhìn
Những hình ảnh khó quên của “Mekong delta marathon” Hậu Giang 2020